Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Hay quên, đầu óc lơ đãng, khả năng ghi nhớ giảm, khó tập trung,… có thể là dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Tình trạng này về lâu dài có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, Alzheimer gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, công việc nếu không được can thiệp điều trị sớm.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ LÀ GÌ?

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng suy giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức do sự suy thoái không ngừng của não bộ. Rất nhiều người cho rằng đây là căn bệnh của tuổi già, nhưng thực tế ngay cả những người trẻ tuổi cũng có biểu hiện của căn bệnh này. Đây là vấn đề không nên xem nhẹ, bởi ban đầu bệnh chỉ làm giảm hiệu suất làm việc, học tập… nhưng về sau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. 

NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM TRÍ NHỚ

  • Do các tế bào thần kinh bị thoái hóa
  • Do sự tăng sinh các gốc tự do
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Căng thẳng, trầm cảm
  • Lạm dụng rượu
  • Thiếu vitamin B12
  • Tác dụng phụ của thuốc

CÁCH ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM TRÍ NHỚ

Để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, người bệnh cần kết hợp nhiều khía cạnh như:

  • Điều trị bệnh lý liên quan
  • Điều trị suy giảm trí nhớ bằng thuốc
  • Điều trị suy giảm trí nhớ không dùng thuốc

CÁCH KHẮC PHỤC SUY GIẢM TRÍ NHỚ

  • Tăng cường rèn luyện tư duy
  • Vận động thể lực điều độ
  • Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng, stress
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Ngủ đủ giấc
  • Bổ sung chất chống gốc tự do thiên nhiên - Tăng “sức bền” cho trí nhớ

Để nâng cao trí nhớ, phòng ngừa và cải thiện suy giảm trí nhớ một cách hiệu quả, điều bạn cần làm ngay từ hôm nay là thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện tư duy và vận động thể chất, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung chất chống gốc tự do để kiểm soát suy giảm trí nhớ ngay từ sớm.